Trong những năm gần đây thể thao nước nhà nhất là môn thể thao vua đá bóng đang ngày càng được nhà nước chú trọng và đầu tư phát triển. Có rất nhiều sân vận động đã được nâng cấp, cải tạo. Có thể nói sân vận động nước ta hiện đại sánh vai ngang tầm với các nước trong khu vực Đông Nam Á nơi đã đăng cai nhiều trận đấu Sea Games, giải U21, U19 của các trận đá bóng sôi nổi… Dưới đây SV88 tổng hợp top 10 sân vận động đẹp nhất Việt Nam:
1. Sân vận động Cần Thơ
- Xây dựng năm lại 1975 (sân được xây dựng từ thời Pháp thuộc)
- Sức chứa: 44,398 chỗ ngồi
- Địa chỉ: Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ
Sân vận động Cần Thơ được xem là một sân vận động có sức chứa lớn nhất tại Việt Nam với gần 50.000 chỗ ngồi có kiến trúc vô cùng độc đáo với khán đài được đắp bằng đất theo khung hình lòng chảo, hơi bẹt. Trên đỉnh khán đài là một đường vòng cung với diện tích rộng 6m để khán giả di chuyển và cũng làm khán đài khi khán giả quá đông giúp có thể chứa thêm gần 5000 người nữa. Nhiều giải đua xe gắn máy (xe “cào cào”) ở sân Cần Thơ vào những dịp lễ Tết trong 20 năm qua luôn chật kín khán giả ở Tây Đô và một số tỉnh ĐBSCL kéo đến thưởng lãm.
2. Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình- Hà Nội
- Xây dựng năm 2003
- Sức chứa 40,192 chỗ ngồi (450 ghế VIP, 160 ghế dành cho phóng viên báo chí)
- Vị trí Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 1, Từ Liêm Nam, Hà Nội
Được nằm tại Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là sân vận động quốc gia lớn thứ nhì của Việt Nam. Với sức chứa lên đến 40.192 người. Theo ước tính, sân vận động này đã được xây dựng khá kỳ công lên đến 52.983 triệu đô la Mỹ. Với 4 khán đài cùng 419 phòng ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau. Đây là sân vận động diễn ra những sự kiện bóng đá quan trọng trong và ngoài nước.
3. Sân vận động Lạch Tray- Hải Phòng
- Xây dựng năm 1958
- Sức chứa 28.000 chỗ ngồi
- Vị trí đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Hiện nay, Lạch Tray chính là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng (trước là câu lạc bộ bóng đá Công an Hải Phòng), một trong các câu lạc bộ bóng đá giàu truyền thống nhất tại Việt Nam. Ngoài thi đấu bóng đá và điền kinh, nhiều giải thi đấu thể thao khác cũng như những sự kiện văn hóa lớn được tổ chức trên sân vận động này.
4. Sân vận động Thống Nhất- Thành Phố Hồ Chí Minh
- Xây dựng năm 1929
- Vị trí: số 138 Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Sức chứa 25.000 chỗ ngồi
Trọng suốt những mùa giải bóng đá, sân luôn là sự lựa chọn số 1 tại Giải bóng đá vô địch quốc gia. Riêng liên tiếp trong 3 mùa giải 2013, 2014, 2015, không có đội bóng nào đang thi đấu Giải bóng đá vô địch quốc gia chọn sân Thống Nhất làm sân nhà. Mãi tới mùa giải V-League 2016, một đội bóng nhập khẩu từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh là Sài Gòn FC mới sử dụng sân Thống Nhất làm sân nhà để thi đấu. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh thi đấu ra giải hạng nhất được thăng hạng và sẽ thi đấu ra V-League 2017.
5. Sân vận động Đồng Nai
- Xây dựng năm 1996
- Sức chứa 25.000 chỗ ngồi
- Vị trí Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
Sân vận động Đồng Nai là sân vận động nằm tại Biên Hòa, Đồng Nai, thuộc quyền sở hữu chính của tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai F.C. Sân vận động được thiết kế với mặt sân cỏ tự nhiên để tổ chức những giải đá bóng. Ngay trước mùa giải mới 2015, sân vận động Đồng Nai đã khoác một diện mạo đẹp và tươi mới hơn, làm mới đường chạy của sân điền kinh với 8 làn khởi động phủ nhựa tổng hợp mới đỏ au. Đồng thời, tráng bê tông và trồng cỏ ở ngay trước khu vực trước khán đài A trong sân vận động, sơn mới tất cả khán đài. Hy vọng khu vực khán đài A tiếp tục xây dựng lại, sân Đồng Nai lại có diện mạo mới và đạt tiêu chuẩn thi đấu của một đội bóng chuyên nghiệp hơn.
6. Sân vận động Tự Do- Stade Olympique de Hué
- Xây dựng năm 1932
- Vị trí Đường Nguyễn Công Trứ- Thành phố Huế, Việt Nam
- Sức chứa 25.000 chỗ ngồi
Khởi công năm 1930, sân vận động Tự Do là một sân vận động nằm ở trung tâm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam có diện tích 3000m2 . Sân Tự Do của người Pháp xây dựng khoảng năm đầu thập niên 1930 và đặt tên là Stade Olympique de Hué. After đó, Triều đình Nhà Nguyễn đổi tên sân thành sân vận động Bảo Long (Bảo Long là hoàng thái tử của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương) khi sân vận động này khánh thành trùng ngày sinh của hoàng thái tử cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Huế (trước là câu lạc bộ bóng đá Thừa Thiên-Huế).
7. Sân vận động Hàng Đẫy
- Xây dựng năm 1998
- Sức chứa: 22.500 chỗ ngồi
- Vị trí: đường Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam
Được coi là sân vận động thiết kế đẹp mắt nhất trong tương lai, SVĐ Hàng Đẫy là sân nhà của câu lạc Hà Nội T&T. Sau quá trình tu bổ và cải tạo, sân vận động này có thể chứa đến 20.000 khán giả. Cũng là sân vận động có kinh phí đầu tư lên đến 250 triệu Euro. Hứa hẹn sẽ là một trong những sân vận động đáng để chúng ta lui đến và thưởng thức những trận cầu đỉnh cao.
8. Sân vận động Hòa Xuân- Đà Nẵng
- Xây dựng năm 2013
- Sức chứa 20.000 chỗ ngồi
- Vị trí Hòa Xuân, thành phố Đà Nẵng
Sân vận động mới Hòa Xuân rộng 66,530 m2 có cơ sở hạ tầng đồng bộ với tổng đầu tư 281 tỉ đồng, chưa kể tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Về cơ bản, công trình xây hoàn thành cáckhu vực khán đài A, B, C, D. Sân Hòa Xuân được xây dựng nhằm tổ chức các trận bóng đá (không có đường pitch), là sân thứ hai không có đường pitch sau sân vận động Pleiku. Mặt cỏ may chất lượng khá tốt có thể đáp ứng những tiêu chí quan trọng nhất. Sau khi công trình hoàn thành, mặt cỏ được chăm sóc kĩ lưỡng hơn.
9. Sân Vận Động Gò Đậu- Bình Dương
- Xây dựng năm 1997
- Sức chứa 20.000 chỗ ngồi
- Vị trí đường 30/4 và Đại lộ Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Sân vận động Gò Đậu (tỉnh Bình Dương) là sân bóng đá có diện tích hơn 4 ha nằm ở trung tâm TP. Thủ Dầu Một. Sân có mặt cỏ tự nhiên với 4 khán đài chứa khoảng 18,250 chỗ ngồi. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Becamex Bình Dương, hiện đang thi đấu tại Giải bóng đá vô địch quốc gia và TDC Bình Dương. Công ty Cổ phần CLB bóng đá Bình Dương đang tiến hành sơn phết lại toàn bộ 4 khán đài sân vận động Gò Đậu, chỉnh trang lại mặt tiền của sân. Được biết, toàn bộ kinh phí chỉnh trang này gần 200 triệu đồng, chưa tính kinh phí xây dựng khu nhà tập thể của đội B.BD ở khán đài sân vận động. Ngoài ra, công ty vừa đầu tư lắp đặt thêm các bóng đèn và nâng cao 4 trụ đèn chiếu sáng của sân. Dự kiến, vào ngày đầu năm 2017 sẽ nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình trên, B.BD thi đấu tập huấn với TDC Bình Dương.
10. Sân vận động Vinh- Thành phố Vinh
- Xây dựng năm 1999
- Sức chứa 18.000 chỗ ngồi
- Vị trí số 6, đường Đào Tấn, TP.Vinh, Nghệ An
Nằm ngay trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam gồm hai khán đài A và khán đài B, là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá sông Lam Nghệ An, một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng, nhiều lần vô địch bóng đá Việt Nam. Ngoài ra, câu lạc bộ bóng đá Sara Thành Vinh cũng chọn đây làm sân nhà. Mùa giải V-League 2011 đầy thành công cuaa3 Sông Lam Nghệ An đã giúp sân Vinh trở lại “thời kì hoàng kim” của 10 năm trước. Người dân xứ Nghệ luôn mong chờ đội bóng nâng cao chiếc cúp V-League lần nữa về với quê hương và điều đó đã trở thành hiện thực ngay trên Sân Vinh. Chiến công của Sông Lam Nghệ An càng ngọt ngào than nữa khi giành vinh vinh quang ngay trên Sân Vinh lại trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cũng là nhà đương kim vô địch trước vòng 26 diễn ra.
Một số sân vận động khác
Bên cạnh những sân vận động nổi tiếng hàng đầu trên, bạn có thể tham khảo các sân vận động khác như:
– Sân vận động Thiên Trường – Nam Định
– Sân vận động Hà Tĩnh
– Sân vận động Chi Lăng
– Sân vận động Quân khu 7 Lâm Viên
– Sân vận động Ninh Bình
– Sân vận động Tiền Giang
– Sân vận động Quy Nhơn
– Sân vận động Phan Thiết
– Sân vận động Long An
Trên đây là những sân vận động lớn nhất của Việt Nam, đây là các sân vận động có sức chứa lên đến vài chục nghìn người. Điều này càng chứng minh sự vươn mình sánh tầm với các nước Đông Nam Á và thế giới. Đây sẽ là niềm tự hào của những người con Việt Nam trong và ngoài nước.